Khi xây dựng nhà ở, các thắc mắc thường gặp của khách hàng như giếng trời là gì? Tại sao chúng ta nên xây giếng trời và cần lưu ý những gì để xây dựng giếng trời đẹp nhất. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, họ rất chú trọng đến vấn đề ánh sáng tự nhiên và không khí thoáng mát, tự nhiên trong nhà. Do đó, việc xây dựng giếng trời rất được yêu thích không chỉ nhằm mở rộng không gian ngôi nhà mà làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Để sở hữu được mẫu thiết kế giếng trời ưng ý nhất, xin mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết thêm các lưu ý khi xây dựng giếng trời.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa giếng trời là gì?
Trong bối cảnh đời sống con người ngày càng hiện đại, nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng lại ở bản thân họ mà còn chú ý đến thiết kế nhà ở. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà có thiết kế vô cùng cầu kỳ, độc đáo khi kết hợp với xây dựng giếng trời trong nhà. Vậy giếng trời là gì?
Giếng trời chính là khoảng không gian được thông tầng từ tầng trệt lên mái nhà theo phương thẳng đứng và được lắp kính trong suốt nhằm bắt được nguồn ánh sáng mặt trời. Thông thường, những ngôi nhà được thiết kế giếng trời thường nằm ở những nơi có nhà san sát nhau nên nhà ở được xây dựng khá chật hẹp, chính vì vậy mà giếng trời có tác dụng tạo ra không gian rộng rãi, thoáng mát cho ngôi nhà.
2. Giếng trời được xây dựng như thế nào?
Giếng trời bao có cấu tạo ba phần gồm: đỉnh giếng, thân và đáy giếng
- Đỉnh giếng: Là bộ phận cao nhất của giếng trời, được tạo nên từ hệ khung mái và phần che. Thường được lắp bằng tôn hoặc kính dày trong suốt, nguyên liệu tổng hợp (như nhựa polycarbonate) tạo nên bức tranh vô cùng lãng mạn cho ngôi nhà vào buổi chiều tà hoàng hôn và luồn ánh nắng khoẻ khoắn vào sớm ban mai. Tuỳ theo tính thẩm mỹ của ngồi nhà mà phần đỉnh được thiết kế theo dạng hình tròn, hình vuông,…
- Thân giếng: là khoảng không liên tiếp giữa các tầng nhà, nên ánh sáng mới có thể phân đều ánh sáng cho từng tầng. Ở giữa các tầng có gió và nắng không quá mạnh rất thích hợp để trang trí các chậu cây cảnh mang lại sức sống cho cây mà còn làm điều hoà không khí trong nhà
- Đáy giếng: là tầng thấp nhất của giếng, có ý nghĩa bắt ánh sáng theo hình dạng được thiết kế ở phần đỉnh giếng trời. Vì vậy, luồn ánh sáng chiếu thẳng xuống đáy giết có hình dạng khiến người ta rất thích thú. Phía dưới sàn nhà song song với đỉnh giếng, người ta có thể xây bể bơi nhỏ trong nhà, trang trí bằng một khu nho nhỏ để trồng cây có sỏi xung quanh hoặc bể nuôi cá
3. Các ưu và nhược điểm của giếng trời mà bạn cần cân nhắc trước khi thiết kế
Như đã phân tích trên phần khái niệm giếng trời là gì, mục đích chính của việc thiết kế giếng trời là để thông gió và đón nắng. Thế nhưng vẫn tồn tại thêm các lợi ích khác mà bạn không ngờ tới và ngay tiếp theo đây bạn sẽ được tìm hiểu các ưu điểm của việc xây giếng trời:
- Ánh sáng tự nhiên: đây là yếu tố rất quan trọng, bởi ánh sáng tự nhiên có thể khiến sức khoẻ của bạn trở nên tốt hơn, giúp con người sống lạc quan tích cực và thậm chí còn mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời hơn so với khi sống trong khoản không gian tối tăm.
- Đón gió mát: Một căn nhà oi bức và ngột ngạt sẽ khiến con người luôn trong trạng thái khó chịu và bức bối. Thế nên với công dụng đón gió, mọi người trong nhà được sinh hoạt trong làn không khí tươi tắn, mới mẻ cùng gió mát. Đặc biệt, nếu trong nhà có trồng thêm cây xanh thì gió và nắng sẽ mang lại sức sống mạnh mẽ cho cây từ đó giúp thanh lọc không khí trong nhà
- Phong thuỷ: đây cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của ngôi nhà. Nhiều người tin rằng việc lựa chọn một thiết kế giếng trời phù hợp với ngôi nhà sẽ giúp mang lại sự thịnh vượng cho ngôi nhà, sự may mắn trong công việc và cuộc sống của các thành viên trong gia đình
- Tiết kiệm năng lượng điện: Việc sử dụng nắng và gió từ tiên nhiên giúp bạn tiết kiệm được khối lượng lớn lượng điện năng tiêu dùng hàng tháng, làm giảm bớt chất khí thải và hạn chế ô nhiễm môi trường
- Tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Ánh sáng từ bên ngoài làm bật lên màu sắc của các nội thất bên trong ngôi nhà, tăng thêm sự sinh động cho căn nhà. Ngoài ra, vào buổi chiều ta cũng có thể ngắm nhìn những vệt nắng chiếu xuyên qua lớp kính in xuống sàn nhà như một bức tranh phác hoạ nét hoàng hôn thơ mộng
4. Kích thước và vị trí của giếng trời
- Vị trí: Để làm tăng tính thẩm mỹ và ấn tượng đối với khách ghé thăm nhà thì giếng trời thường được đặt ở phòng khách, đây thường được xem là nơi sinh hoạt nhiều nhất của các thành viên trong gia đình. Phòng khách cũng thường nằm ở khu vực trung tâm của ngôi nhà nên khi lựa chọn thiết kế ở phòng khách. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp đặt giếng trời trong khu bếp để có không gian nấu nướng rộng rãi hơn, có thể vừa nấu ăn vừa có được ánh sáng nguồn ánh sáng tốt cho sức khoẻ gia đình
- Bên cạnh vị trí xây giếng trời thì kích thước giếng cũng rất cần sự tỉ mỉ, người thiết kế cần chú trọng vào kích thước ngôi nhà để lựa chọn kích thước giếng sao cho phù hợp. Thông thường kích thước trung bình giếng rơi vào khoảng 4-6m2 . Trong đó, diện tích tối thiểu thường là 450×450 và người ta cũng tham khảo các ý kiến nhiều người rằng đối với những căn nhà sử dụng kính để là cửa sổ thì diện tích giếng trời trung bình rơi vào khoảng 5-10% so với diện tích sàn nhà
5. Những điều cần lưu ý trong quá trình thiết kế giếng trời
- Đối với cây cối, bạn nên lựa chọn các góc nhà không có ánh sáng quá mạnh khiến cây dễ bị khô héo
- Nhằm lấy được ánh sáng thiên nhiên, nên các vật liệu sử dụng để làm đỉnh giếng trời phải là chất liệu dày hoặc trong suốt. Chính vì lí do này khiến cho ngôi nhà của bạn sẽ kém an toàn hơn, do đó bạn cũng cần lắp đặt thêm các khung sườn cứng cáp như sắt, thép bảo vệ để phòng tránh được kẻ xấu đột nhập vào nhà
- Khi thiết kế giếng trời, mọi âm thanh ở khu vực này sẽ truyền rất vang, do đó các mặt tường trong giếng trời nên được thiết kế có một số mảng nhám, sần và trơn, phẳng xen kẽ nhau nhằm triệt tiêu bớt lượng âm phản xạ vào tường làm giảm độ vang vọng của âm thanh giúp âm nghe được rõ hơn. Các chất liệu dùng cho tường nhà bạn có thể tham khảo như: gỗ, đá sỏi, gạch ceramic, tranh 3D dán tường…
- Khi xây dựng giếng trời cần xem xét, tính toán độ phù hợp với kỹ thuật thoát nước để khi trời mưa để đảm bảo độ rộng cho nước mưa thoát ra cũng như không làm bẩn các không gian sinh hoạt khác
- Mái che cần đủ dày, chắc chắn và độ rộng phù hợp với diện tích nhà để phòng trường hợp bị vỡ kính hay hư hỏng khi trời mưa bão
Với những thông tin mà bài viết phân tích giếng trời là gì mang lại, Cẩm nang bất động sản hy vọng bạn sẽ lựa chọn cho mình phương án thiết kế giếng trời sao cho độc lạ nhất. Hơn nữa, việc thiết kế giếng trời còn mang lại vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà nhưng khi ra quyết định thiết kế và xây dựng, bạn cần xem xét nhiều yếu tố liên quan như phong thuỷ, diện tích ngôi nhà, khu vực ốp lát…Để có được mẫu thiết kế ưng ý, bạn có thể tham khảo một số mẫu có sẵn trên Internet để tránh được các tổn thất sai lầm.