Chỉ giới xây dựng là gì và một số vấn đề có liên quan

chi-gioi-xay-dung-la-gi

Chỉ giới xây dựng là gì? Nghe qua cụm từ này có vẻ rất nhiều người sẽ thắc mắc đây là gì đúng không nào? Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp thắc mắc rằng liệu có xây nhà vượt ngoài chỉ giới xây dựng được không, nếu vượt quá thì có bị ảnh hưởng hoặc vi phạm gì không?  Để giải đáp thắc mắc về khái niệm này và những vấn đề xoay quanh chỉ giới xây dựng, Cẩm nang bất động sản xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé.

Thế nào là chỉ giới xây dựng?

Đường chỉ giới xây dựng được hiểu một cách đơn giản đó là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà ở, công trình trên phần diện tích đất này. Thông thường, đường chỉ giới xây dựng thường trùng hoặc lùi vào trong so với chỉ giới đường đỏ. Vậy chỉ giới đường đỏ là gì?

Những trường hợp nào được xây dựng vượt chỉ giới đường đỏ?

Theo quy định của Pháp luật, không có trường hợp nào được phép thi công xây dựng vượt ngoài chỉ giới đường đỏ. Cá nhân, tổ chức nào xây dựng vượt quá mức chỉ giới đường đỏ mà không được Nhà nước công nhận thì sẽ bị xem như vi phạm pháp luật. Nghiêm trọng hơn, chủ sở hữu công trình đó sẽ phải dở bỏ phần dư ra ngoài ranh giới và bồi thường tiền. Tuy nhiên trên thực tế, một vài bộ phận của công trình nếu dôi ra ngoài thì vẫn có thể được chấp nhận và không bị xử lý vi phạm Luật Xây dựng.

  • Mái hiên, ô-văng, bậu cửa, bậc thềm, mái đón hoặc móng nhà
  • Nếu phần ban công nhà xây dựng vượt ngoài chỉ giới thì chỉ được phép phạm qua tối đa 1.4m

Tuy nhiên, trong vấn đề vi phạm vượt quá chỉ giới thì bạn vẫn có thể giải quyết bằng cách xin cấp phép xây dựng cho phần dôi ra đó để hợp pháp hoá phần vi phạm, nếu việc xin cấp phép không thành công thì mới phải đi đến trường hợp dở bỏ và bồi thường. Khi xử lý vi phạm, bạn có thể phải chi trả khoản bồi thường rất lớn từ 50.000.000 đến 60.000.000 đồng. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu rõ những quy định của Pháp luật về các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới đường đỏ hay khoảng lùi công trình xây dựng để tránh được các rủi ro về vấn đề pháp lý nhé.

chi-gioi-xay-dung-la-gi
Có được xây nhà vượt chỉ giới đường đỏ hay không?

Khoảng lùi xây dựng là gì?

Bên cạnh khái niệm chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng là gì, thì còn một định nghĩa khác mà bạn cũng cần phải tìm hiểu đó là khoảng lùi xây dựng.

Khoảng lùi xây dựng chỉnh là khoảng rộng giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. Theo quy chuẩn kỹ thuật về Quy hoạch xây dựng thì khoảng lùi xây dựng này phải tương tích với kích thước chiều dài và rộng của công trình, cụ thể:

Đường rộng < 19m

  • Những công trình có chiều cao dưới 19m, thì bạn có thể xây dựng sát với lộ giới
  • Nhưng đối với các công trình xây dựng cao 22-25m thì phải lùi vào 3m tính từ vỉa hè
  • Các công trình cao 25m buộc phải lùi vào 4m tính từ vỉa hè
  • Các công trình cao hơn 28m thì lùi vào 6m

Đường rộng trong khoảng 19-22m

  • Các công trình xây dựng cao từ 22-25m thì xây lùi 3m tính từ vỉa hè
  • Các công trình cao hơn 28m thì cần xây lùi 6m

Đường rộng >22m

  • Nếu chiều cao công trình lớn hơn 28m thì lùi từ vỉa hè vào 6m

Lưu ý: Với các công trình gồm cả phần đế và tháp công trình thì các quy định về khoảng lùi  phải được tính toán, thiết kế theo các số liệu riêng cho từng phần đế và tháp công trình theo tương ứng để tránh vi phạm Luật Xây dựng. Chung quy lại, đối với các công trình càng cao thì càng phải lùi sâu vào trong, cách xa đường lộ giới để đảm bảo tính an toàn và quy định kỹ thuật của công trình.

Chiều cao công trình xây dựng(m)
và 
Độ rộng đường lộ giới (m)
 
  19
    22÷25    28
19036
19÷22046
28006

Bảng: Khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình tính theo đường lộ giới và chiều cao công trình xây dựng

Tìm hiểu về đường lộ giới và các câu hỏi thường gặp

Từ bảng phía trên, ta có thể thấy được đường lộ giới cũng ảnh hưởng rất nhiều trong các vấn đề mà ta đang tìm hiểu để xây dựng công trình hợp pháp. Thế nhưng, đường lộ giới là gì?

Lộ giới được hiểu là hai điểm đầu cuối chiều rộng của con đường tính từ tim đường sang phía hai bên. Người ta thường cắm cọc lộ giới hoặc đánh dấu ở hai bên đường để cảnh báo người dân không được xây dựng các công trình cố định vượt quá mốc lộ giới này.

Ngoài ra, “lộ giới có tính vỉa hè hay không?” cũng là câu hỏi hiện đang được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Nhằm thông tin đến mọi người, Cẩm nang Bất động sản xin trả lời câu hỏi này rằng lộ giới bao gồm cả lòng đường, lề đường và cả vỉa hè.

Nhiều người thường thắc mắc rằng đất nằm trong lộ giới thì khi Nhà nước thu hồi đất có được bồi thường hay không? Trong trường hợp này, chủ sở hữu sẽ được bồi thường tuỳ theo trường hợp và mảnh đất đó có đáp ứng đầy đủ điều kiện bồi thường hay không. Cụ thể, đất này phải là đất chính chủ, không phải đất thuê trả tiền theo tháng, quý, năm. Đồng thời, người sở hữu đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

chi-gioi-xay-dung-la-gi
Bạn hiểu thế nào về lộ giới?

Cách xác định lộ giới

Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm như chỉ giới xây dựng là gì, khoảng lùi xây dựng và đường lộ giới là gì thì sau đây, chúng tôi sẽ mách bạn cách xác định đường lộ giới để tránh được các rủi ro pháp lý.

  • Quan sát và kiểm tra khu đất mà bạn đang dự định xây dựng. Kiểm tra các mốc lộ giới hoặc các biển báo của Nhà nước quy định về việc có được xây dựng ở phần đất đó hay không
  • Từ điểm mốc này tiến hành xác định lộ giới thông qua việc tính khoảng cách từ tim đường sang hai bên mép đường.
  • Đến bước này, ta cần tính toán khoảng lùi xây dựng như bảng hướng dẫn ở mục 3
  • Cuối cùng là xác định chỉ giới xây dựng. Đây là bước khá quan trọng để công trình xây dựng của bạn có được xem là hợp pháp hay không.
chi-gioi-xay-dung-la-gi
Cách xác định lộ giới nhanh nhất

Trên đây là bài viết phân tích chỉ giới xây dựng là gì và các khái niệm mở rộng cũng như vấn đề có liên quan đến chỉ giới xây dựng. Những cột mốc ranh giới này tuy chỉ mỏng manh, nhỏ nhoi nhưng lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực không đáng có. Hy vọng với bài viết này, bạn có được thêm nhiều thông tin hữu ích và biết cách xác định đường lộ giới khi xây dựng nhà ở, đầu tư bất động sản nhằm tránh được các hậu quả không mong muốn.