Sau khi hoàn tất việc xây dựng, công việc mà chúng ta cần làm đó là hoàn công. Vậy hoàn công là gì? Đây là loại thủ tục mà bạn bắt buộc phải hoàn thành sau khi xây dựng nhà ở hoặc công trình, do đó bạn cần nắm rõ ý nghĩa và các bước làm thủ tục hoàn công xây dựng. Để tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi chung thường gặp nhất. Bạn hãy đọc qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Nội dung bài viết
Định nghĩa hoàn công xây dựng
Nhiều người thường thắc mắc rằng hoàn công là gì? Tại sao chúng ta phải thực hiện thủ tục hoàn công? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoàn công, nhưng nói một cách ngắn gọn thì hoàn công là một loại thủ tục hành chính trong việc xây dựng nhà ở, công trình do chủ sở hữu hay chủ đầu tư phải hoàn tất sau khi xây dựng nhà ở hoặc công trình. Công việc hoàn công này nhằm xác nhận rằng nhà đầu tư và tổ thi công đã hoàn thiện công trình xây dựng với điều kiện trước đó đã được Nhà nước cấp giấy phép xây dựng. Đây là bước quan trọng để đưa nhà ở, công trình được đưa vào vận hành, sử dụng hợp pháp.
Tại sao phải hoàn công?
Hoàn công chiếm phần rất quan trọng trong việc hợp lý hoá việc sử dụng nhà ở, công trình xây dựng bởi đó là điều kiện để cơ quan nhà nước cấp phát, sửa đổi sổ hồng trong trường hợp tài sản. Thực chất, trên hồ sơ hoàn công cũng thể hiện trình trạng đất đai, công trình trước và sau khi thi công nhằm đảm bảo chất lượng tài sản. Ngoài ra, trong tương lai nếu chủ sở hữu muốn chuyển nhượng nhà ở, công trình thì cũng có thể dựa vào loại thủ tục hành chính này để làm căn cứ nếu có sự thay đổi hoặc chênh lệch về tài sản giữa bên bán và bên mua trong quá trình cho thuê, mua bán.
Để chuẩn bị hồ sơ hoàn công cần những gì?
- Giấy phép xây dựng: Đơn xin cấp phép xây dựng phải có sự phê duyệt của Bộ xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp tương đương tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất loại công trình
- Bản thiết kế xây dựng và báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Biên bản kiểm tra chất lượng công trình: nhằm đảm bảo công trình được thiết kế và xây dựng theo đúng quy chuẩn kỹ thuật
- Hợp đồng xây dựng
- Bản vẽ hoàn công: bản vẽ thể hiện các kích thước công trình thiết kế so với tỉ lệ thực tế, được tạo ra dựa trên bản thiết kế đã hoàn thiện. Bản vẽ hoàn công còn phản ánh kết quả thi công và ghi chép lại tất cả nội dung cần thực hiện trong quá trình xây dựng. Từ đó, chủ sở hữu có thể cải tạo, sửa chữa, lắp đặt nhà ở hoặc một phần của công trình dựa trên bản vẽ hoàn công này
- Một số loại giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của Bộ xây dựng
Các yêu cầu đối với bản vẽ hoàn chỉnh
Từ khái niệm hoàn công là gì cùng các bước chuẩn bị hồ sơ hoàn công, bạn cũng có thể thấy được bản vẽ hồ sơ là một yếu tố quan trọng trong bộ hồ sơ. Do đó, để lập nên một bản vẽ hoàn công hoàn thiện nhất đòi hỏi người vẽ phải có một số kỹ năng nhất định và các yêu cầu như sau:
- Các số liệu kỹ thuật phải phản ánh trung thực các thông số trên thực tế và cần tính toán, kiểm tra cẩn thận các sai số
- Bản vẽ hoàn công phải được lập vào tại thời điểm nghiệm thu công trình xây dựng và thời gian lập bản vẽ, tên người lập phải được thể hiện cụ thể các chi tiết trên bản vẽ hoàn công
- Các hạng mục, nội dung của bản vẽ phải được xác nhận là phù hợp với quy định của pháp luật
- Nếu có sai sót, thay đổi hoặc chỉnh sửa thì phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng trên bản vẽ. Điều này giúp cho người đọc bản vẽ có thể hiểu chính xác và thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng các thông tin
Qua đó, cho thấy việc lập bản vẽ này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tính toán, thiết kế hoặc nghiệm thu. Nếu bản vẽ không hoàn chỉnh hoặc có nhiều sai sót mà không được phát hiện, sửa chữa kịp thời sẽ dẫn đến các bất lợi trong quá trình sử dụng. Trong quá trình lập bản vẽ, cần có sự theo dõi, kiểm tra cẩn thận đồng thời có thể tạo thêm các bản photocopy để trước khi đưa đến khâu thẩm định, phê duyệt để có thể dễ dàng đối chiếu, so sánh các thông tin số liệu đã đúng hay chưa.
Quy trình làm thủ tục hành chính – hồ sơ hoàn công
- Trước nhất, chủ sở hữu hoặc chủ đầu tư cần xem xét công trình xây dựng của mình có đủ điều kiện để tiến hành quy trình làm hồ sơ hoàn công hay chưa
- Thứ hai, tiến hành kiểm tra tài sản, hiện trạng công trình xây dựng đồng thời lập và hoàn thiện bản vẽ hoàn công
- Thứ ba, chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn công gồm các loại giấy tờ, tài liệu như chúng tôi đã đề cập ở mục 3
- Nộp bộ hồ sơ này về cấp cơ quan chức năng tương ứng được phân loại dựa theo quy mô, tính chất của loại công trình đó.
- Đối với nhà ở thông thường hoặc các công trình tư nhân nhỏ lẻ, bạn có thể nộp bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện/xã.
- Đối với các công trình có diện tích lớn hơn và đặc biệt hơn như để xây dựng khu bảo tàng, di tích lịch sử, công trình tôn giáo…thì phải nộp lên cho Sở xây dựng
Hoàn công sai phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trong trường hợp hoàn công xây dựng sai giấy phép thì chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với trường hợp nhà ở vùng nông thôn và 5.000.000 – 10.000.000 đối với nhà ở đô thị. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn phải khắc phục hậu quả bằng cách tự phá dỡ hoặc huỷ bỏ phần công trình xây dựng có nội dung sai lệch với quy định của pháp luật.
Các trường hợp vi phạm hoàn công xây dựng như:
- Chủ đầu tư tự ý thay đổi vị trí xây dựng công trình mà không có sự cho phép hay báo cáo đến Uỷ ban nhân dân hoặc Sở đầu tư
- Sai cốt nền xây dựng công trình hoặc không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Vi phạm quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
Trên đây là bài viết tìm hiểu khái niệm hoàn công là gì và một số vấn đề có liên quan, với những thông tin trên chúng tôi mong rằng sẽ giúp cho bạn thuận lợi trong quá trình thi công nhà ở, công trình xây dựng và tránh được các rủi ro pháp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được nhận được sự tư vấn cụ thể về thủ tục hoàn công.