Hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận của các bên cho một giao dịch nào đó, có giá trị trong một thời hạn nhất định định để đảm bảo việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì hợp đồng đặt cọc vô hiệu hóa. Như vậy, hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào và hậu quả của nó ra sao. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của Cẩm nang bất động sản nhé.
Nội dung bài viết
1. Hợp đồng đặt cọc theo quy định pháp luật?
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận của các bên trong đó bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc tài sản đặt cọc có giá trị trong một thời hạn để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng đặt cọc được lập thành văn bảo và không có quy định về công chứng. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý thì các bên nên công chứng hợp đồng.
2. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu là gì?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự tại điều 130 thì thỏa thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự vì thế việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi đủ các điều kiện tại điều 131 của Bộ luật Dân sự và phải được lập thành văn bản.
Theo đó, những hợp đồng đặt cọc vô hiệu hóa là những trường hợp hợp đồng không thỏa mãn được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
3. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào?
Theo Bộ luật Dân sự 2015 tại điều 117 và 407 những trường hợp dưới đây sẽ vô hiệu hợp đồng đặt cọc. Bạn cần đọc và nắm chi tiết từng trường hợp để tránh những rủi ro không mong muốn đến với mình nhé:
Trường hợp 1: Hợp đồng đặt cọc vi phạm những điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội. Những hợp đồng có mục đích và nội dung vi phạm này sẽ bị vô hiệu. Trong đó:
- Điều cấm của luật là những quy định mà luật pháp không cho phép chủ thể thực hiện hành vi đó.
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử trong đời sống xã hội được cộng đồng tôn trọng và thừa nhận.
Trường hợp 2: Hợp đồng vô hiệu hóa khi hợp đồng đó giả tạo
- Với những trường hợp các bên xác lập giao dịch dân sự giả tạo để che giấu đi những hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo này sẽ vô hiệu.
- Trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với một bên thứ 3 thì hợp đồng đó cũng vô hiệu.
Trường hợp 3: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu vì người chưa thành niên, những người bị mất năng lực hành vi dân sự, không làm chủ được hành vi, khó khăn trong nhận thức.
Trường hợp 4: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do nhầm lẫn
Hợp đồng được xác lập do sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trừ trường hợp mục đích của các bên đã đạt được hạt các bên có thể khắc phục ngay để mục đích của việc xác lập giao dịch vẫn đạt được.
Trường hợp 5: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi bị đe dọa, cưỡng ép hoặc lừa dối. Đối với những trường hợp hợp đồng đặt cọc được ký kết không tự nguyện mà bị đe dọa, cưỡng ép hay dùng những chiêu trò để lừa gạt. Thì những hợp đồng trong trong các trường hợp này sẽ bị vô hiệu hóa.
Trường hợp 6: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người xác lập không làm chủ và nhận thức được hành vi của mình. Đối với những trường hợp mà một trong các bên ký kết hợp đồng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì hợp đồng đặt cọc lúc đó cũng bị vô hiệu.
Trường hợp 7: Vô hiệu da không tuân thủ quy định về hình thức. Theo quy định thì hợp đồng phải được lập thành văn bản. Nếu không tuân thủ điều kiện này thì sẽ bị vô hiệu.
Trường hợp 8: Hợp đồng vô hiệu do đối tượng trong hợp đồng không thể thực hiện được.
4. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Theo quy định của pháp luật, trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận về xử lý đặt cọc thì sẽ được thực hiện như sau:
- Với trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo việc giao kết hợp đồng nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc vừa phát hiện vô hiệu thì không phạt cọc.
- Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu hóa là hợp đồng bị vô hiệu hóa thì hợp đồng đương nhiên cũng vô hiệu khi đặt cọc vô hiệu.
Vừa rồi Cẩm nang bất động sản đã chia sẻ với bạn toàn bộ nội dung liên quan đến hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Và những thông tin liên quan như hợp đồng đặt cọc là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng đặt cọc vô hiệu. Với những thông tin được chia sẻ chi tiết và cụ thể vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về hợp đồng đặt cọc để tránh những rủi ro không mong muốn cho bản thân. Đừng quên theo dõi Cẩm nang bất động sản mỗi ngày để cập nhật tin tức hữu ích nhé.