Các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm rất nhiều trong quá trình thực hiện các thủ tục bồi thường đất đai. Các trường hợp này thuộc về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân trong vấn đề bồi thường do đó, người dân cần tìm hiểu kĩ các thông tin, quy định của pháp luật để tránh tâm lý hoang mang, lo lắng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc chung quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng.
Nội dung bài viết
Bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?
Đối với các trường hợp mặt bằng, đất đai do Nhà nước ra quyết định thu hồi nhằm phục vu cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc kinh tế – xã hội sẽ tiến hành bồi thường cho chủ sở hữu đất. Việc bồi thường có thể thực hiện bằng tiền mặt, giúp đỡ người dân tái định cư có chỗ ở mới hoặc tuỳ vào mức độ bồi thường và thoả thuận với người dân đó mà Nhà nước sẽ lựa chọn cách thức bồi thường phù hợp.
Một số quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng mà bạn cần biết
1. Nhà nước thu hồi đối với đất ở
Các cá nhân, hộ gia đình, hoặc người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài có sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam nếu sau thu hồi một phần hoặc toàn bộ diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng nhà ở, Nhà nước phải thực hiện bồi thường bằng việc giao đất ở hoặc nhà tái định cư. Trong trường hợp chủ sở hữu đang sở hữu từ 2 nhà ở trở lên, có thể bồi thường bằng tiền mặt hoặc hỗ trợ việc làm cùng một số vật chất khác.
Với các gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, số lượng thành viên đông hoặc nhiều người đồng sở hữu chung sau bồi thường có nhu cầu và đủ điều kiện phân chia thành nhiều hộ gia đình nếu không còn chỗ ở nào khác có thể đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân cấp huyện dựa vào diện tích quỹ đất được thu hồi, tình hình nhà ở tái định cư để mở bán, cho thuê đất ở,căn hộ, nhà ở cho người dân.
Các tổ chức kinh tế, công ty, doanh nghiệp hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu quyền sử dụng đất đai tại Việt Nam nếu rơi vào trường hợp phải thực hiện các quy định về bồi thuờng giải phóng mặt bằng thì việc bồi thường được thực hiện bằng cách giao quỹ đất khác để các tổ chức thực hiện dự án mới hoặc bằng tiền nếu dự án kinh doanh đã đi vào hoạt động trừ khi có thoả thuận khác giữa các bên.
2. Trường hợp đất thu hồi không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất
Giải quyết các trường hợp bồi thường đất không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất
Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng các quỹ đất không có Sổ đỏ có được bồi thường hay không? Theo khoản 1 Điều 13 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP có quy định với nội dung: Người sử dụng đất đang trong quá trình thực hiện các thủ tục thu hồi đất nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 18 của Nghị định này và Điều 100 Luật đất đai nếu có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở hay các loại tài sản có gắn liền với mảnh đất đó thì được quyền nhận được bồi thường.
3. Bồi thường với đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp phục vụ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của cá nhân, hộ gia đình được giải phóng mặt bằng khi được bồi thường nhà nước phải giao đất có cùng mục đích sử dụng đất thuộc loại đất nông nghiệp. Bởi vì đất nông nghiệp được sử dụng để mang lại nguồn thu nhập và lợi nhuận cho người nhân nên việc đền bù phải được giải quyết thoả đáng, đảm bảo cân bằng quyền lợi của người dân và nhà nước.
Đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng mà bị thu hồi đất thì sẽ được bồi thường về đất, hỗ trợ chi phí đầu tư vào phần đất còn lại nếu diện tích đất vượt mức quy định giao đất tại điều 129 Luật đất đai 2013.
Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất cho thuê bởi Nhà nước có trả tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê thì được bồi thường về phần đất với mức bồi thường được quy định được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại (căn cứ điều 75, Luật đất đai 2013). Bên cạnh cách bồi thường về đất đai, nhà nước cũng có thể hỗ trợ người dân trong các lĩnh vực đời sống, sản xuất đảm bảo kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
4. Bồi thường do gây ra thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất trong quá trình Nhà nước thu hồi đất
Trong quá trình thu hồi đất ở, công trình phục vụ cho sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài trong quá trình thi công tháo mà phần tài sản còn lại (không bị thu hồi) không đảm bảo chất lượng kỹ thuật hoặc gây ra ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản khác của chủ sở hữu thì có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường bằng cách xây dựng mới, sửa chữa nhà ở, công trình tương đương với giá trị của phần tài sản bị thiệt hại.
Giá trị xây dựng mới nhà cửa, công trình phải được đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và được bộ phận có tư cách pháp nhân đảm nhận nhiệm vụ bồi thường lập dự toán để gửi đến cơ quan quản lý thẩm định chi phí cải tạo, sửa chữa.
Thủ tục giải phóng mặt bằng được diễn ra như thế nào?
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thu hồi đất, khảo sát, đo đạc, kiểm tra
Xây dựng kế hoạch thu hồi đất kết hợp tiến hành khảo sát, đo đạc diện tích đất, kiểm tra phân tích phần đất cần thu hồi có đảm bảo điều kiện tiến hành thu hồi hay không. Nếu đất đủ điều kiện thu hồi theo quy định, Nhà nước phải thông báo đến người dân có liên quan và những người thường sinh hoạt tại khu vực đó. Thực hiện thống kê nhà ở, tài sản khác bị ảnh hưởng (nếu có) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ.
Bước 2: Lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân. Có thể lấy ý kiến đóng góp của người dân về phương án bồi thường sau đó tổng hợp chi tiết bằng văn bản và gửi đến UBND cấp huyện/xã để xác nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường và phê duyệt phương án bồi thường. UBND cấp tương đương tiến hành phê duyệt, quyết định thu hồi mặt bằng, đưa ra phương án bồi thường cho người dân thuộc diện bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có nhiệm vụ phải thông tin các quyết định, phương án bồi thường đến dân chúng địa phương; giúp đỡ, hỗ trợ các cá nhân, gia đình tái định cư chỗ ở mới. Trong trường hợp chủ sở hữu không chịu bàn giao đất cần thu hồi, đội thực hiện nhiệm vụ có thể sử dụng cách thức từ vận động, khuyến khích đến mức độ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành bồi thường và bàn giao đất
Sau 30 ngày kể từ ngày ban hành đưa ra quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường thích hợp, UBND phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ người dân có diện tích đất thuộc diện thu hồi đất đai. Điều kiện để chủ sở hữu được hưởng khoản bồi thường là đất phải không đang trong quá trình tranh chấp. Chủ sở hữu có nhiệm vụ bàn giao đất cho bên chủ đầu tư hoặc cơ quan Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
Như vậy, qua bài viết tìm hiểu và phân tích về các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin trong việc thực hiện bồi thường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.