Sổ đỏ là tên gọi khá quen thuộc khi sở hữu bất động sản. Sổ đỏ là gì? Những thông tin trên sổ đỏ là những vấn vấn đề được quan tâm rất nhiều. Có thể thấy tâm lý muốn được công nhận đất nhà mình được an toàn và thuộc sở hữu của họ. Để giúp mọi người có thông tin chi tiết về sổ đỏ, Cẩm nang bất động sản hôm nay sẽ chia sẻ những vấn đề liên quan về sổ đỏ.
Nội dung bài viết
1. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là cái tên khá quen thuộc khi nói về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, pháp luật từ trước đến nay không quy định về Sổ đỏ. Đây là chỉ là tên mà người dân thường sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa vào màu sắc của nó.
Từ ngày 10/12/2009, theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành Giấy chứng nhận mới, loại giấy này có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất áp dụng chung cho phạm vi cả nước.
Theo Luật Đất đai 2013 tại khoản 16 điều 3 và những văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận này cụ thể là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận pháp lý được Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản gắn liền với đất hợp pháp khác của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Tóm lại, sổ đỏ chính là thuật ngữ thường ngày của người dân dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và sổ đỏ không được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên để gần gũi với người đọc, bài viết hôm nay sẽ sử dụng thuật ngữ sổ đỏ để phân tích những nội dung liên quan đến nó.
2. Những thông tin trên sổ đỏ
Giấy chứng nhận (sổ đỏ) gồm có 4 trang có in hoa văn trống đồng và có màu hồng cánh sen. Đây được gọi là phôi Giấy chứng nhận. Và thêm 1 Trang bổ sung có nền màu trắng. Mỗi trang của sổ đỏ sẽ có kích thước là 190mm x 265mm gồm những nội dung theo quy định của pháp luật như sau:
Trang 1 của Giấy chứng nhận (sổ đỏ)
Trang 1 gồm những thông tin sau:
- Có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ và có Quốc hiệu, Quốc huy.
- Mục I bao gồm nội dung về Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thông tin số phát hành Giấy chứng nhận (hay còn gọi là số seri) bao gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 4 chữ số có màu đen.
- Dấu nổi của Bộ Tài Nguyên và Môi trường trên trang.
Trang 2 của Giấy chứng nhận
Những thông tin trên trang 2 sẽ được in chữ màu đen gồm:
- Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: ở mục này sẽ có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và mục ghi chú.
- Thông tin về ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận.
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Trang 3 của Giấy chứng nhận
Những nội dung trong trang 3 in chữ màu đến bao gồm những thông tin sau:
- Mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
Trang 4 của Giấy chứng nhận
Những nội dung trong trang 4 in chữ màu đến bao gồm những thông tin sau:
- Nội dung tiếp theo của mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
- Nội dung lưu ý với những người được cấp Giấy chứng nhận.
- Mã vạch.
Trang bổ sung của Giấy chứng nhận
Những nội dung trong trang bổ sung in chữ màu đến bao gồm những thông tin sau:
- Có dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”
- Thông tin về số hiệu thửa đất.
- Thông tin số phát hành của Giấy chứng nhận.
- Thông tin số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
- Mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận giống như thông tin của trang 4 Giấy chứng nhận.
3. Quy trình làm sổ đỏ như thế nào?
Việc làm sổ đỏ sẽ có rất nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì thế để tốt nhất cho bạn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan. Nếu chưa rõ thông tin về giấy tờ có thể ra cơ quan chức năng để được hướng dẫn một cách chi tiết nhất.
Thông thường quy trình làm sổ đỏ sẽ có những bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trấn để chuyển hồ sơ lên Ủy ban huyện hoặc nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ và gửi phiếu hẹn nhận kết quả.
- Bước 3: Chuyển hồ sơ đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
- Bước 4: Thẩm định hồ sơ và xác minh về thực địa. Nếu có thể thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn sẽ tiến hành xác nhận về tình trạng sử dụng đất và tình hình có xảy ra tranh chấp đất hay không.
- Bước 5: Nếu xem xét đủ điều kiện thì Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất sẽ xác nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bước 6: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất sẽ tiến hành chuyển kết quả UBND huyện, xã để trả lại cho người sử dụng đất.
Tất cả những nội dung Cẩm nang bất động sản vừa chia sẻ cũng đã tóm tắt được tổng quan về sổ đỏ là gì? Và những thông tin cụ thể trên sổ đỏ sẽ những thế nào. Việc nắm bắt và hiểu rõ về sổ đỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn về mặt pháp lý trong việc sở hữu nhà đất.