Tách thửa là gì? Thủ tục tách thửa mới nhất hiện nay

Tách thửa là một trong những quy trình liên quan đến vấn đề đất đai được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tách thửa là gì và những thủ tục tách thửa được quy định mới nhất hiện nay

Tách thửa là gì?

Tách thửa là quá trình phân chia quyền sử dụng đất từ một mảnh đất có người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo đúng như trong quy định của pháp luật hiện nay, tách thửa hay phân chia quyền sử dụng đất là quy trình phân quyền sử dụng đất từ một người chủ đứng tên sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Muốn tách thửa đất cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tách thửa đất có nhiều nguyên nhân khác nhau, một vài nguyên nhân chính như:

Trong quá trình phân chia tài sản là quyền sử dụng đất thì cần phải tách thửa

Tòa án quyết định phân chia tài sản về quyền sử dụng đất nên cần tách thửa

Người chủ đang sử dụng đất muốn chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất với những đối tượng khác

Tách thửa là gì
Tách thửa là gì

Quy định tách thửa mới nhất hiện nay

Những điều kiện tách thửa đất

Cần phải đáp ứng ứng những điều kiện sau để tiến hành tách thửa:

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác có thể gắn với đất

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Tách thửa đảm bảo vẫn trong thời hạn sử dụng đất

Đất đai không bị vướng vấn đề tranh chấp nào

Trên đây là những điều kiện cơ bản, việc tách thửa sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nữa theo đúng quy định ở mỗi địa phương. Địa phương và cơ quan chức năng của địa phương đó sẽ có quy định riêng về việc tách thửa.

Tách thửa là gì
Tách thửa là gì

Những trường hợp không tách thửa đất

Một vài lưu ý không được làm và cần tránh khi tách thửa như:

Ví dụ các trường hợp không được tách thửa tại Hà Nội được quy định trong Khoản 3, Điều 5, Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND:

  • Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của luật pháp;
  • Đất thuộc dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch của thành phố, các dự án đầu giá quyền sử dụng đất đai theo quy định xây dựng nhà ở được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đất gắn với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, xin cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định;
  • Đất gắn với nhà biệt thự do Nhà nước sở hữu đã bán hoặc tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thực cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt;
  • Đất thuộc khu vực có Thông báo thu hồi đất của Nhà nước theo các quy định tại Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên các vấn đề này còn tùy thuộc vào quy định riêng của mỗi địa phương

Tách thửa là gì
Tách thửa là gì

Thủ tục tách thửa mới nhất

Sau đây sẽ là chi tiết thực hiện các thủ tục tách thửa đất:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về quy định hồ sơ địa chính
  • Bản gốc của Giấy chứng nhận 
  • CMND hoặc Thẻ căn cước công dân của chủ sở hữu đất sau khi đã tách thửa
  • Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu mảnh đất sau khi đã tách thửa
  • Văn bản việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân hoặc hộ gia đình
  • Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND cấp xã đã được phê duyệt bởi cấp huyện, cấp quận, cấp thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Biên bản giao nhận ruộng theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có)
Giấy tờ tách thửa
Giấy tờ tách thửa

Bước 2: Nộp hồ sơ theo đúng như quy định tách thửa mới nhất

Tách thửa là gì? Nếu đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì bước tiếp theo là tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Hồ sơ được xử lý và giải quyết

Tại văn phòng đăng ký đất đai có thể tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây

  • Đo đạc chính xác địa chính để tách thửa
  • Lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất mới tách, phù hợp cho người sử dụng
  • Chỉnh lý và cập nhập các biến động vào hồ sơ địa chính cũng như là dựa trên các cơ sở dữ liệu đất đai
  • Trao trực tiếp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp phép hoặc gửi gián tiếp qua UBND cấp xã với các trường hợp nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.

Trong quá trình xem xét và giải quyết hồ sơ, nếu hồ sơ có bị thiếu sót hoặc không hợp lệ, trên cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người xin tách thửa cấp sửa đổi và bổ sung thêm vào hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ xin tách thửa đều hợp lệ, trong thời hạn khoảng 15 ngày là người dân có thể được nhận Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là những thông tin về tách thửa là gì? Các quy định về tách thửa hiện nay. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc về vấn đề tách thửa.