Tổng hợp các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên

Sang tên nhà ở mà không cần sổ đỏ

Không có sổ đỏ thì có được chuyển nhượng, sang tên nhà ở không?

Trong bài viết này, bạn đọc sẽ được tìm hiểu các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên tạo điều kiện thuận tiện trong việc sang tên, đổi chủ đất hoặc chuyển nhượng, tặng cho tài sản…Thông thường, khi thực hiện các hoạt động đăng ký biến động đất đai cần phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ không cần sổ đỏ vẫn có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất một cách hợp pháp.

Các trường hợp sang tên chủ nhà đất mà không cần sổ đỏ

Từ trước đến nay, đối với bất cứ giao dịch mua bán, chuyển nhượng tài sản đất đai nào người ta cũng đề cập đến “sổ đỏ” chính vì thế họ cũng thường thắc mắc rằng vậy có trường hợp nào không có sổ đỏ mà vẫn sang tên tài sản được không?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 118 của Luật Nhà Ở 2020, sau đây là các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên nhưng tuỳ thuộc vào tính chất của từng trường hợp mà Luật pháp yêu cầu phải có các loại giấy tờ chứng minh quyền được sở hữu tài sản thông qua: thừa kế, tặng cho…

1. Được thừa kế nhà ở

Trong trường hợp người được hưởng quyền thừa kế nhà ở thuộc diện được tặng cho tài sản thì không cần phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trong quá trình xác lập quyền thừa kế cần phải có các loại giấy tờ chứng minh việc mua bán nhà đất của bên để lại di chúc kèm theo bản di chúc được Pháp luật công nhận.

2. Sang tên chủ sở hữu cho nhà tình thương thông qua hoạt động tổ chức tặng cho tài sản

các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên
Tặng cho nhà tình thương có cần sổ đỏ không?

Đối với các nhà tình thương, hộ gia đình thuộc diện đối tượng cần quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất theo quy định của Nhà nước có thể được nhận quyền quyên góp tài sản mà không cần có sổ đỏ. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng muốn giúp đỡ bằng cách xây dựng nhà ở mới cho hộ nghèo, đóng góp xây dựng cô nhi viện hoặc viện dưỡng lão chỉ cần chứng minh điều kiện nhà ở khi tham gia giao dịch và các loại giấy tờ khác (nếu có)

Chủ sở hữu nhà hoặc chủ đầu tư có quyền tặng cho nhà ở hợp pháp cho các đơn vị mái ấm tình thương nhưng phải đảm bảo các điều kiện:

  • Đất sử dụng không thuộc diện đang tranh chấp, khiếu nại
  • Không bị kê biên để chấp hành thực hiện các quyết định hành chính của nhà nước
  • Đất không thuộc khu vực giải toả

3. Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng

các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên
Có thể thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không?

Nếu nhà ở được bàn giao từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà ở đó thì yêu cầu phải có văn bản chứng minh việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết (có công chứng).

Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cùng nhau thống nhất thành lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Văn bản chuyển nhượng hợp đồng do hai bên ký kết phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Trình tự thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng :

  • Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cùng nhau thành lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở và hợp đồng do hai bên ký kết phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
  • Gửi văn bản, hợp đồng chuyển nhượng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tương đương để được công chứng, chứng thực
  • Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí
  • Bên nhận chuyển nhượng xác nhận chuyển nhượng vào văn bản

4. Các hình thức giao dịch mua bán nhà ở được hình thành trong tương lai

Có thể hiểu ngắn gọn đây là công trình nhà ở đang trong quá trình xây dựng và sắp hoàn thành để đưa vào sử dụng.

Những điều kiện mua bán, thế chấp nhà ở được hoàn thành trong tương lai:

  • Việc xây dựng, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải phù hợp với các quy định, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
  • Dự án phải được đảm bảo hoàn thành phù hợp với kết cấu hạ tầng chung của khu vực và đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật theo quy định; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu như cung cấp điện, cấp nước…đầy đủ cho người sử dụng nhà ở.
  • Các khoản chi phí tài chính liên quan đến việc sử dụng đất đai phải được thanh toán đầy đủ và đúng hạn
các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên
Những trường hợp nào không cần sổ đỏ?

5. Mua bán, thuê mua nhà ở xã hội hoặc thuộc sở hữu nhà nước

Đối với việc mua bán, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định mới nhất của Luật Nhà Ở năm 2020 không bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận mà chỉ cần đáp ứng một vài điều kiện cụ thể như:

  • Dự án thiết kế phải được phê duyệt và có văn bản thông báo của cơ quan quản lý về việc nhà ở có đủ điều kiện bán, cho thuê hay không. Nhà ở đủ điều kiện được mua bán, giao dịch phải gắn liền với đất không có tranh chấp hoặc không thuộc khu vực mà nhà nước cấm xây dựng.
  • Đã hoàn thành hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, thiết kế nhà ở đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật
  • Hoàn thành kết cấu cơ bản của nhà ở và hệ thống cung cấp các dịch vụ cần thiết theo bản kế hoạch xây dựng chi tiết
các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mặt khác, sau khi nhận được nhà ở, đất đai từ cá nhân, tổ chức thì chủ sở hữu mới có quyền đề nghị cấp sổ đỏ để xác lập quyền sử dụng đất của mình. Việc có các giấy tờ chứng nhận như sổ đỏ sẽ giúp người sử dụng có thể bảo vệ quyền lợi của mình và tránh khỏi các tranh chấp đất đai sau này.Nếu bạn chưa có kinh nghiệm và chưa biết chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho việc yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể tham khảo một số trình tự, thủ tục làm sổ đỏ thông qua các bài viết trên mạng.

Tóm lại, trong quá trình sang tên đất đai, bạn cũng nên cẩn trọng để tránh được các rủi ro và vấn đề pháp lý. Thông qua bài viết giúp bạn phân biệt các trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên, Cẩm nang bất động sản hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.