Đất đô thị là gì? Đặc điểm, vai trò và các vấn đề pháp lý

đất đô thị là gì

Với nhịp sống phát triển nhanh tại các đô thị nước ta, khái niệm đất đô thị là gì cùng một số vấn đề pháp lý về đất ở đô thị luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có nhu cầu lựa chọn xây dựng nhà ở các khu vực thành thị. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ các đặc điểm và quy định của pháp luật đối với việc mua bán, sử dụng đất ở khu vực đô thị. Do đó, bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin thiết yếu cần cho quá trình mua bán, giao dịch, cách thức sở hữu quyền sử dụng đất đô thị.

1. Khái quát về đất đô thị?

Đất đô thị, được ký hiệu là ODT, là loại đất nhằm phục vụ cho việc xây dựng các công trình, nhà ở nằm trong các khu đô thị, thành phố (bao gồm cả nội thành và ngoại thành), thị xã, thị trấn. Đất đô thị gắn liền với các công trình xây dựng phục vụ đời sống, sản xuất, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…Đất đai là tài sản có giá trị lớn bởi nó là cơ sở để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, an ninh-quốc phòng, là tư liệu sản xuất để nhân dân tiến hành sản xuất phục vụ đời sống, không chỉ vậy nó còn liên quan đến vấn đề lãnh thổ của quốc gia.

2. Đặc điểm đất đô thị

Đất ở đô thị hiện nay ngày càng trở nên phổ biến, các công trình hình thành theo từng cụm dân cư sinh sống lâu dài. Đất ở khu vực đô thị được khai thác ở những nơi có vị trí địa lí quan trọng, thuận tiện cho giao thông đi lại và lưu thông hàng hoá

Do đất đô thị là tư liệu sản xuất để người dân tạo ra thu nhập bằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh nên thường có giá thành cao. Tại các khu đô thị thường tập trung các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại

Để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế tại các thành phố lớn, nhiều người dân tại nhiều tỉnh thành thường tập trung sinh sống tại các khu đô thị lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh…do đó tại các nơi này thuờng có mật độ dân số cao và nguồn lao động dồi dào.

đất đô thị là gì
Các đặc điểm của đất ở đô thị

3. Phân loại và vai trò của đất đô thị

Đời sống con người càng phát triển, nhu cầu phát triển công nghiệp cùng với trình độ khoa học-kỹ thuật càng được nâng cao. Do đó, diện tích quỹ đất đô thị cũng ngày càng mở rộng nhằm bắt kịp quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

Căn cứ vào Nghị định 88-CP của Chính phủ, bằng cách phân tích khái niệm đất đô thị là gì, ta có thể hiểu đất đô thị còn được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên mục đích sử dụng: công cộng, quốc phòng-an ninh, xây dựng nhà ở, xây dựng khu du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chưa được sử dụng…

  • Đất xây dựng nhà ở là phân loại cơ bản nhất mà người dân có thể sinh sống, cư trú;
  • Đất đô thị để lập thành các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung. Đất để xây dựng các khu công nghiệp thường cần diện tích rất lớn nên thường được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ;
  • Các khu du lịch hay khu di tích lịch sử thường được xây dựng ở vùng ngoại thành
  • Khu vực đất đô thị dành cho các công trình công cộng do Nhà nước xây dựng
  • Một số vai trò khác mà đất đô thị mang lại….

4. Quy định của pháp luật đối với đất đô thị

  • Đất ở khu đô thị phục vụ đời sống, xây dựng nhà cửa thuộc khu dân cư đô thị phải phù hợp với quy trình quy hoạch sử dụng đất của khu đô thị đó và nhận được sự phê duyệt từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đất đô thị phải được bố trí một cách đồng bộ với những quỹ đất công trình công cộng
  • Đất ở đô thị khi được đưa vào sử dụng phải đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị
  • Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi gia đình, cá nhân và hướng dẫn các quy trình để người dân xây dựng nhà ở dựa vào quy hoạch sử dụng đất
  • Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ người dân có mong muốn xây dựng nhà ở tại đô thị, thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân sống tại các thành phố, thị xã có chỗ ở
  • Trong trường hợp cá nhân, gia đình muốn không sử dụng đất để ở mà muốn chuyển sang sản xuất, kinh doanh thì phải lập thủ tục đăng ký kinh doanh và phải được Nhà nước phê duyệt. Trong quá trình kinh doanh phải tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường tại khu vực đô thị đó
đất đô thị là gì
Pháp luật quy định đất ở đô thị ra sao?

5. Có nên mua đất ở đô thị không?

Nhiều người thường đắn đo, cân nhắc trong việc có nên mua đất đô thị hay không do đất ở các khu vực thành phố thường có giá thành cao hơn so với các vùng nông thôn. Tuy nhiên, đối với các lợi ích mà việc xây dựng nhà ở khu vực đô thị là rất lớn so với giá cả mà bạn phải bỏ ra. Thứ nhất, nhà ở đô thị đáp ứng được các nhu cầu dịch vụ thiết yếu, còn có các siêu thị lớn nhỏ, các khu vui chơi giải trí, công viên và các loại hình dịch vụ khác…Thứ hai, đối với các khu vực đô thị tuy đông người nhưng vẫn bảo đảm àn toàn và an ninh trật tự. Thứ ba, chất lượng cuộc sống được cải thiện do đây là các vùng phát triển kinh tế tiềm năng, ngoài ra còn có cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại từ xe buýt đến tàu hoả

đất đô thị là gì
Mua nhà ở đô thị cần những điều kiện nào?

Tóm lại, từ việc tìm hiểu khái niệm đất đô thị là gì đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của đất đô thị và tại sao chúng ta nên mua nhà ở đô thị. Các khu đô thị tiềm năng cần được phát triển nhằm mở rộng diện tích tạo cơ hội cho nhiều người dân có thể tiếp cận và sinh sống, làm việc tại các khu đô thị. Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về đất đô thị và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất trong việc chọn nơi sinh sống ở khu vực đô thị