Xây nhà là điều vô cùng quan trọng và cần phải tính toán rất nhiều thứ. Để có một ngôi nhà hoàn hảo thì bạn cần phải có một quá trình chuẩn bị vô cùng chu đáo để có thể hạn chế được tối đa những rủi ro không mong muốn. Rất nhiều người chưa có kinh nghiệm và lo lắng không biết xây nhà cần chuẩn bị những gì? Trong bài viết này, Cẩm nang bất động sản sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm xây nhà cần chuẩn bị gì một cách chi tiết nhất.
Nội dung bài viết
1. Dự trù kinh phí
Yếu tố đầu tiên để quyết định ngôi nhà của bạn đó chính là kinh phí. Bạn cần phải xác định kinh phí hiện có của mình để có thể vạch ra được một kế hoạch xây nhà tốt nhất cho mình. Có rất nhiều trường hợp không tính toán kỹ lưỡng chi phí dẫn đến tình trạng công trình bỏ lỡ, nhà thì không như mong đợi, hay vỡ nợ vì vay tiền xây nhà khi chi phí đội lên quá cao.
Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn, chính vì thế bạn cần dự trù kinh phí một cách chi tiết nhất. Từ đó có thể đưa ra phương án hợp lý cho ngôi nhà của mình từ việc đầu tư vào ngôi nhà bao nhiêu, sử dụng vật liệu như thế nào,…
2. Xem xét yếu tố phong thủy và những điều cấm kỵ khi xây nhà
Người xưa có câu “Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành” và điều này trở nên quan trọng trong việc xây nhà. Nhà ở là nơi gắn bó thường xuyên và lâu dài với gia đình. Chính vì thế chúng ta cần phải cẩn trọng trong yếu tố phong thủy để các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn, phát tài phát lộc và tránh đi những điều xấu.
Bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy về các vấn đề xây nhà như: chọn hướng ngôi nhà, phong thủy phòng bếp như thế nào, phong thủy phòng ngủ ra sao,…phù hợp với gia đình nhất. Từ đó, dựa theo những điều này kết hợp cùng kiến trúc thẩm mỹ mà đưa ra được tổng quan về ngôi nhà.
3. Lựa chọn mẫu nhà cho phù hợp
Khi đã xác định được kinh phí, xác định được phong thủy hợp với mình. Bạn sẽ tiến hành chọn mẫu cho ngôi nhà.
- Về đặc điểm, phong cách kiến trúc, bố trí của ngôi nhà được hình thành dựa vào số vốn bạn bỏ ra, diện tích đất, kết hợp cùng phong thủy nhà ở.
- Tùy theo sở thích của bạn mà sẽ có những kiến trúc ngôi nhà khác nhau.
- Nếu gia đình bạn không có quá nhiều kinh phí thì có thể tham khảo những mẫu nhà trên mạng từ đó tự đưa ra mẫu nhà mong muốn của mình.
- Còn nếu như có dư dả kinh phí thì bạn có thể thuê kiến trúc sư để hỗ trợ bạn tốt nhất trong vấn đề này.
Hãy nhớ rằng, đừng quá tham lam khi muốn gom nhặt tất cả vẻ đẹp của những ngôi nhà khác vào căn nhà của mình. Nó sẽ khiến ngôi nhà trở nên vụn vặt và rối mắt.
4. Chuẩn bị thủ tục trước khi xây dựng nhà
Trước khi xây dựng cần phải tiến hành các thủ tục như xin phép xây dựng. Bạn có thể chuẩn bị những thủ tục này hoặc lựa chọn những đơn vị thi công kiêm luôn phần này để hỗ trợ giúp bạn.
Để được phê duyệt giấy phép xây dựng bạn cần phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Khu đất được công nhận về mặt pháp lý nghĩa là có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phải có hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của đơn vị có tư cách pháp nhân.
- Có chứng chỉ hành nghề.
- Đối với nhà ở không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo UBND phường sở tại kế hoạch xây dựng…..
5. Kế hoạch thi công và vật liệu sử dụng
Khi bạn đã vạch được thiết kế cho ngôi nhà thân yêu của mình thì tiến hành xem xét và lựa chọn những vật liệu xây dựng cho mình. Bạn có thể trực tiếp đến cửa hàng để xem xét kỹ lưỡng về gạch, tôn, sơn,…Tùy vào kinh phí và thiết kế của ngôi nhà mà bạn lựa chọn những vật liệu phù hợp. Nên lưu ý với những vật liệu giá rẻ vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà.
6. Lựa chọn nhà thầu chuyên nghiệp
Nhà thầu chuyên nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định về vẻ đẹp và chất lượng ngôi nhà của bạn. Bạn có thể tham khảo những người thân, bạn bè đã có kinh nghiệm xây nhà trước đó để tham khảo và lựa chọn nhà thầu. Nếu không có quen biết thì bạn có thể tham khảo thông tin về hồ sơ năng lực của nhà thầu, xem đánh giá để chọn nhà thầu uy tín.
Khi đã chọn được nhà thầu cho mình, bạn sẽ tiến hành trao đổi với nhà thầu về kế hoạch xây dựng, chi phí chi trả và có hợp đồng cam kết để đảm bảo công trình diễn ra theo đúng thời gian, đảm bảo an toàn và thiết kế ngôi nhà.
7. Tiến hành giám sát công trình và kiểm tra vật liệu
Khi đã chuẩn bị tất cả các bước trên thì việc tiếp theo đó là xây dựng nhà. Bạn sẽ theo dõi và giám sát công trình để sâu sát, kiểm tra được chất lượng cũng như thẩm mỹ của ngôi nhà. Bạn có thể thuê kiến trúc sư cùng giám sát vì họ hiểu rõ thiết kế có thể kiểm tra được có giống như bản vẽ hay không.
Nếu bạn thuê dịch vụ xây nhà trọn gói thì có thể yên tâm về vấn đề thiết kế và thi công. Họ sẽ phối hợp ăn ý với nhau để đảm bảo chất lượng cũng như đúng với bản vẽ.
8. Hoàn thiện ngôi nhà và nghiệm thu
Khi ngôi nhà đã hoàn thiện thì bạn có thể nghiệm thu và thuê đơn vị thiết kế trang trí nội thất để trang trí ngôi nhà hoàn hảo nhất. Nếu như kinh phí không cho phép thì bạn có thể tự lên kế hoạch và trang trí cho ngôi nhà của mình. Điều quan trọng nhất là vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, phong thủy và công năng của nó.
Vừa rồi là những chia sẻ về việc xây nhà cần chuẩn bị những gì? Bạn cần tham khảo thật kỹ lưỡng để có thể chuẩn bị tốt nhất cho ngôi nhà tương lai của mình. Chúc bạn sẽ có được một ngôi nhà ưng ý nhất cho mình.