Nếu bạn đang chuẩn bị mua nhà và không biết cách đàm phán giá khi mua nhà như thế nào thì bài viết này sẽ giúp bạn. Chỉ cần những kinh nghiệm chinh chiến nhiều năm trên thị trường của Cẩm nang bất động sản dưới đây, bạn sẽ tự tin và khéo léo hơn nhiều trong việc đàm phán giá.
Nội dung bài viết
Khảo sát giá nhà trong khu vực
Việc bạn khảo sát mặt bằng giá nhà, các dự án trong khu vực là cách tốt nhất để bạn biết được mình có đang mua đúng giá, không bị thiệt thòi vì bị chặt giá cao. Những thông tin về giá của những nhà trong khu vực bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm qua tin tức của báo chí truyền thông, những website rao bán bất động sản hoặc từ những người dân trong khu vực. Từ đó có thể so sánh và đánh giá xem giá nhà bạn chuẩn bị mua có hợp lý hay chưa, có quá cao không.
Một điều lưu ý bạn cần tìm hiểu rõ thông tin mức giá của nhiều loại hình khác nhau. Chẳng hạn như: giá nhà mặt tiền, giá nhà trong hẻm,…để có thông tin tốt nhất trong quá trình đàm phán với người bán.
Xem thêm:
- Nhà phố là gì? Những lưu ý cần biết khi mua nhà phố
- Kinh nghiệm đầu tư của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản
- Lãi suất thế chấp ở Mỹ cao nhất 5%, người mua tìm cách chốt lãi suất
Bình tĩnh và nắm bắt tâm lý của người bán
Khi thương lượng, trao đổi với người bán bạn cần phải chú ý, quan tâm và nắm bắt rõ tâm lý của người bán sẽ dễ dàng cho bạn hơn trong việc thỏa thuận giá. Bạn xem cách người bán trao đổi với bạn có vui vẻ hay không, ý của họ như thế nào, muốn bán gấp hay thong thả bán…Từ đó, bạn sẽ có được cách ứng xử đúng tâm lý của họ.
Bên cạnh việc quan tâm đến cảm xúc của người bán thì bạn cần phải kiềm chế, tránh thể hiện quá cảm xúc của mình. Chẳng hạn như bạn biểu hiện quá thích căn nhà này để người bán nắm bắt được thì việc thương lượng của bạn sẽ khó hơn. Bạn hãy bình tỉnh, thể hiện trạng thái không quá mặn mà với căn nhà, không vội vàng đặt cọc khi nghe lời dụ dỗ của người bán,….
Tìm hiểu kỹ và chỉ ra được những nhược điểm của ngôi nhà
Việc nắm bắt được những lỗi, nhược điểm của ngôi nhà chính là đòn đánh tốt nhất để bạn tăng được ưu thế của mình trong đàm phán giá. Bạn cần phải khảo sát ngôi nhà thật kỹ lưỡng, không nên đánh giá một cách qua loa. Để có thể nắm được lỗi của ngôi nhà, trước tiên bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức thật vững vàng về cấu trúc, thẩm mỹ, phong thủy,…để có cơ sở đàm phán. Nếu bạn không hiểu rõ thì có thể nhờ người thân có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để cùng đi khảo sát. Nếu tìm được lỗi của ngôi nhà bạn sẽ có thể hạ thấp giá của ngôi nhà. Những yếu tố bạn có thể để ý kỹ như:
- Phong thủy: Thông thường những căn nhà có lỗi về phong thủy thường sẽ có giá thấp hơn từ 10 – 30% so với những căn nhà bình thường khác.
- Tình trạng nhà: có bị bong tróc, dột nước, hệ thống điện nước đầy đủ chưa,….
Khi đã nắm được những nhược điểm, bạn hãy chỉ ra với chủ nhà một cách khéo léo. Không nên chê trách thậm tệ, chủ nhà sẽ khó chịu và không muốn giao dịch với bạn nữa.
Sử dụng giá bình quân
Nếu bên bán vẫn chưa đồng ý mức giá của bạn, đồng thời bạn cũng không vừa ý với mức giá mà người bán đưa ra. Hãy áp dụng nguyên tắc giá trung bình. Bạn sẽ lấy giá của bên bán đưa ra và bên mua đưa ra cuối cùng sau đó cộng lại và chia đôi sẽ được mức giá thuận mua vừa bán khi không thể thương lượng được. Chẳng hạn, mức giá bên bán đưa ra là 2 tỷ, bên mua đưa ra là 1,8 tỷ , thì giá trung bình sẽ là 1,9 tỷ. Hãy đề nghị mức giá này với người bán một cách thiện chí và vui vẻ để được cái gật đầu vui vẻ từ người bán.
Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng phương án này khi mình đang yếu thế hơn bên bán, còn nếu nhưng bạn vẫn còn nhiều lập luận để có thể giảm được mức giá thì hãy cứ thương lượng một cách thiện chí nhất. Từ đó bạn mới có thể tối ưu được lợi thế khi mua nhà của mình.
Xem thêm các bài viết:
- Mua căn hộ nên mua tầng mấy? Kinh nghiệm mua nhà chung cư
- Tìm hiểu các tố ảnh hưởng quyết định mua chung cư
- Tất tần tật về nhà liền kề và kinh nghiệm mua nhà liền kề
Thương lượng về các khoản phí sang tên nhà đất
Khi cả 2 đã thương lượng được mức giá tốt nhất, bạn còn một nghệ thuật thỏa thuận giá cuối cùng để được mua với giá tốt đó chính là phần chi phí sang tên thủ tục hành chính. Với phần này sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như thái độ của người bán. Bạn hãy thương lượng với người bán về phần chi phí sang tên ai sẽ là người chịu. Nếu bên mua là người chịu thì bạn có thể đề xuất với bên bán giảm thêm giá mua nhà. Từ đó bạn có thể giảm thêm được một phần phí nữa cho mình.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy định lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Việc không biết cách đàm phán giá khi mua nhà là một trong những thiệt thòi khi mua nhà. Thực tế người bán sẽ luôn đưa ra mức giá cao để khi thương lượng với người mua học vẫn sẽ được mức giá đúng với ý muốn ban đầu của họ. Chính vì thế nghệ thuật đàm phán giá là vô cùng quan trọng và cần thiết cho người mua. Trước khi tiến hành mua nhà thì bạn cần trang bị cho mình kiến thức thật tốt và một cái đầu lạnh để có thể mua được nhà với giá mình mong muốn.